Từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Ảnh minh hoạ
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, trong tháng 7, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1 độ, có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa tại các khu vực trên phạm vi toàn quốc ở mức xấp xỉ so với TBNN thời kỳ này.
Đáng lưu ý, tháng 7, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Liên quan đến đợt nắng nóng đang hoành hành, cơ quan khí tượng dự báo, tại khu vực Trung Bộ còn kéo dài; ở Bắc Bộ đến khoảng từ 2/7 suy giảm và có xu hướng gia tăng trở lại trong thời kỳ 20 ngày cuối tháng.
Cũng thời kỳ dự báo, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều ngày mưa rào và dông, trong đó, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng kéo dài khoảng 2-4 ngày.
Cụ thể, từ chiều tối 2/7 đến sáng 4/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40 - 80mm, cục bộ có nơi trên 150mm.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15 - 30mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Trong những đợt mưa dông xuất hiện sau một giai đoạn nắng nóng thường đi kèm khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cơ quan khí tượng cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá là cấp 1.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị.
Chi tiết áp dụng lương tối thiểu vùng tăng từ 1/7Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2024 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo Nghị định 74, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/20.
Mức lương tối thiểu tháng tại 4 vùng được quy định cụ thể theo từng vùng.
Vùng I: Tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng.
Vùng II: Tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng.
Vùng III: Tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng.
Vùng IV: Tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ. Vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ. Vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ. Vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
Vùng I: Tăng 280.000 đồng, từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng.
Vùng II: Tăng 250.000 đồng, từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng.
Vùng III: Tăng 220.000 đồng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860 đồng/tháng.
Vùng IV: Tăng 200.000 đồng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu theo giờ tại vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ. Vùng II từ 20.000 đồng/giờ lên 21.200 đồng/giờ. Vùng III từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ. Vùng IV từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.
Theo Nghị định 74, mức lương tối thiểu theo các vùng từ 1/7/2024 tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/20. Ảnh minh hoạ
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Nghị định số 74 quy định mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động.
Diễn biến mới vụ bé 4 tuổi nôn cháo ra bát, cô giáo đút lại bắt ăn hếtThông tin trên báo Lao Động, chiều 1/7, lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Ninh Bình cho biết, hiện tại, Ban Giám hiệu nhà trường đã cho cô giáo này tạm thời dừng đứng lớp để làm rõ sự việc.
"Cô H là một giáo viên giỏi của trường, tuy nhiên hành động của cô cũng có phần gây phản cảm. Chúng tôi đang yêu cầu báo cáo giải trình và đối chiếu với các quy định của Luật Viên chức cũng như các quy định về đạo đức nhà giáo để có hình thức xử lý" - lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Ninh Bình cho hay.
Trước đó, Lao Động điện tử đã thông tin "Trẻ mầm non 4 tuổi ăn cháo nôn ra bát, cô giáo vẫn đút lại cho ăn hết", phản ánh việc trong buổi ăn bán trú tại trường mầm non Nam Thành (thành phố Ninh Bình) vào ngày 26/6, một cô giáo ở lớp mầm non 4 tuổi đã có hành động đút thức ăn dồn dập cho một số học sinh, thậm chí có những học sinh đang ăn nôn luôn ra bát, cô giáo này vẫn dùng thìa xúc và đút lại vào mồm cho học sinh ăn hết. Sự việc sau đó được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.
10 công dân đầu tiên nhận căn cước mới
10 công dân đầu tiên được nhận thẻ căn cước và chứng nhận căn cước. Ảnh: Tiền Phong
Theo Tiền Phong, chiều 1/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử.
Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, đơn vị đã hoàn thành triển khai giải pháp, hạ tầng kỹ thuật đối với từng hạng mục theo Luật Căn cước, triển khai từ 1/7.
Trong đó, sẵn sàng thu nhận hồ sơ, cấp và in thẻ căn cước cho công dân từ dưới 6 tuổi; công dân từ đủ 6 tuổi đến 14 tuổi và trên 14 tuổi (trong đó bổ sung thêm sinh trắc học mống mắt) tại các điểm thu nhận hồ sơ cấp căn cước trên toàn quốc. Thu nhận hồ sơ cấp chứng nhận căn cước cho người Việt Nam chưa xác định được quốc tịch...
Theo Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thẻ căn cước có giá trị tương đương thẻ căn cước công dân. Công dân đang sử dụng thẻ căn cước công dân còn thời hạn sử dụng vẫn được sử dụng đến khi hết hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước.
Bên cạnh đó, Luật Căn cước giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Cũng tại buổi lễ, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã trao thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho 10 công dân đầu tiên, là những công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi, người từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật Căn cước, người dân khi làm thủ tục cấp thẻ sẽ được thu thập thông tin sinh học mống mắt, bên cạnh vân tay và ảnh khuôn mặt. Việc thu thập thông tin sinh trắc học mống mắt để làm cơ sở đối soát, xác thực thông tin của mỗi cá nhân; hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (trong các trường hợp khuyết tật, vân tay bị biến dạng...).
Đối với thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói, sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc... đồng thời được sử dụng để xác minh danh tính trong những hoàn cảnh éo le như thiên tai, tai nạn, hỏa hoạn, hỗ trợ nhận diện người thân.
Xe du lịch chở gần 50 người bị lật xuống đèo Cùi Chỏ
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Lại Tuyến
Thông tin trên báo Lao Động, một lãnh đạo UBND huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông xác nhận, đến 17h30 ngày 1/7, cơ quan chức năng tại địa phương vẫn đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn xe chở đoàn khách du lịch lật xuống đèo Cùi Chỏ.
Như Lao Động đã thông tin, khoảng 14h ngày 1/7, chiếc xe khách chở đoàn người đi du lịch lưu thông trên Quốc lộ 28 hướng từ Đắk Glong (Đắk Nông) về tỉnh Bình Dương. Khi đến đoạn dốc Cùi Chỏ, thuộc địa phận xã Quảng Khê thì xe bất ngờ bị lật khiến nhiều người bị thương, không có trường hợp nào tử vong.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Đắk Glong và lực lượng y tế đã có mặt ở hiện trường đưa những người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.
Theo thông kê, trên xe lúc này có tổng số 48 người. Trong đó, có 4 người được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cấp cứu. Những người còn lại đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện.
Hiện, tâm lý của hành khách trên xe cơ bản đã ổn định.